Khám phá SVĐ Old Trafford – Nhà hát của những giấc mơ

old-trafford-1

Sân vận động như được coi là linh hồn của mỗi đội bóng. Hầu như mỗi câu lạc bộ hiện nay đều sở hữu một sân bóng cố định. Nó là nơi gắn liền với đội bóng này, là minh chứng cùng trải qua rất nhiều những khó khăn, những giai đoạn thử thách và cả những vinh quang. Và Old Trafford cũng thế, nó chính là sân bóng của câu lạc bộ được coi là xuất sắc nhất giải Ngoại Hạng Anh hiện nay là Manchester United.

Lịch sử của sân Old Trafford

Old Trafford còn có một cái tên rất mỹ miều là “Nhà hát của những giấc mơ”, đó cũng chính là do một huyền thoại của đội bóng này là Sir Bobby Charlton đặt ra với câu lạc bộ mà ông đã gắn bó và đem lại vinh quang cho bản thân.

Thuở sơ khai của sân Old Trafford
Thuở sơ khai của sân Old Trafford

Old Trafford được xây dựng vào năm 1910, sau rất nhiều lần cải tạo và tu dưỡng trong xuyên suốt lịch sử của đội bóng. Đến thời điểm hiện nay, Old Trafford có sức chứa khổng lồ lên tới 76.000 chỗ ngồi. Cũng là một sân vận động trong top các sân vận động có sức chứa lớn nhất trên thế giới.

Năm 1909, sân vận động Old Trafford chính thức được khởi công xây dựng. Lúc này đội bóng Manchester United vẫn có tên là Newton Heath. Và khi đội bóng đang trên bờ vực phá sản thì được John Henry Davies đã mua lại đội bóng này và quyết định xây một sân vận động mới để đầu tư cho đội bóng của mình khi những sân vận động cũ đã xuống cấp là không còn đủ điều kiện để tổ chức thi đấu. Đó cũng chính là lý do mà sân bóng Old Trafford ra đời.

Những thay đổi trong quá khứ của Old Trafford 

Trong quá trình sử dụng sân vận động của mình, đội bóng chủ quản đã có nhiều lần thay đổi về mặt kiến trúc lẫn sức chứa của sân Old Trafford

Với thiết kế ban đầu của Old Trafford, sân bóng này chỉ có một khán đài ngồi có mái che và 3 khán đài còn lại là khán đài đứng và lộ thiên. Tuy nhiên sau này lại được lắp thêm mái để che với những cột bên dưới để chống đỡ lực. Thế nhưng loại mái che sau này cũng được thay thế bằng loại mái chìa vì những cột chống đỡ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của các khán giả.

Trong quá khứ, Old Trafford đã được nâng cấp, cải thiện và thay đổi nhiều lần
Trong quá khứ, Old Trafford đã được nâng cấp, cải thiện và thay đổi nhiều lần

Trong lịch sử, Old Trafford không chỉ có những lần nâng cấp về sức chứa, mà trong đó có những lần thu nhỏ sân vận động của mình lại. Đó là vào những năm 1960 thì Old Trafford chỉ có sức chứa được 58.000 chỗ ngồi. Đến năm 1990, Old Trafford lại phải trải qua một đợt tái thiết lớn về thiết bị, vật tư trên sân vận động của mình. Khi đó những thiết bị đã xuống cấp, không đảm bảo được sự an toàn nên sức chứa khi đó chỉ còn 44.000 chỗ ngồi.

Vào giữa thập niên 90 thì ban lãnh đạo của đội bóng nhận thấy một câu lạc bộ tầm cỡ như Manchester United không thể có sân vận động chỉ có 44.000 sức chứa như vậy. Nên vì thế quyết định xây dựng thêm khán đài mới ở hướng Bắc và nâng tổng sức chứa lên đến 56.000 chỗ ngồi.

Vào ngày 06/11/2011 phần khán đài mới này chính thức được đổi tên thành khán đài Sir Alex Ferguson để ghi nhận những công lao và ông thầy lỗi lạc người Scotland này đã mang lại cho câu lạc bộ.

Và sau đó là những lần mở rộng sức chứa của sân vận động Old Trafford. Tuy rằng không xây dựng những khán đài mới, thay vào đó là mở rộng những khán đài cũ và mới có được sức chứa là 76.000 chỗ ngồi như hiện nay.

Những trận cầu lịch sử tại Old Trafford

Trong khoảng thời gian đầu tiên của bóng đá Anh, giải cúp FA là giải đấu rất danh giá. Thế nhưng các trận chung kết lại không được cố định diễn ra tại sân vận động Wembley như hiện nay. Mà thay vào đó được tổ chức rải khắp các sân vận động trên toàn nước Anh. Old Trafford cũng là một sân bóng thường xuyên được lựa chọn để tổ chức những trận chung kết trong quá khứ.

Old Trafford cũng gắn liên với lịch sử bóng đá thế giới với nhiều trận càu lịch sử được diễn ra tại đây
Old Trafford cũng gắn liên với lịch sử bóng đá thế giới với nhiều trận càu lịch sử được diễn ra tại đây

Bên cạnh đó thì vào World Cup năm 1966, Old Trafford cũng được lựa chọn là một trong những sân bóng để tổ chức những trận cầu tại giải đấu này. Và cũng tại giải đấu này thì chính đội tuyển Anh của Sir Bobby Charlton đã lên ngôi vô địch.

Cùng với đó thì Old Trafford cũng là sân vận động được chọn là sân vận động diễn ra một số trận bóng đá tại giả đấu thế vận hội mùa hè năm 2012. Và cũng tại giải đấu đó, Old Trafford là sân vận động diễn ra một trận đấu đầu tiên của bóng đá nữ tầm cỡ quốc tế.

Những bức tượng tại Old Trafford

Mỗi câu lạc bộ đều luôn biết ơn vì những sự cống hiến của những cầu thủ hết mình phục vụ cho đội bóng chủ sân trong một thời gian dài. Và đối với Old Trafford cũng vậy. Để làm nên thành công, làm nên tên tuổi và tầm vóc của một đội bóng giàu thành tích nhất Ngoại Hạng Anh thì không thể thiếu những cầu thủ đã cống hiến hết mình cho câu lạc bộ. 

Và để ghi nhớ, để công nhận những sự đóng góp cho những nhân tố đó, ban lãnh đạo đội chủ sân Old Trafford đã dựng tượng trong khuôn viên của câu lạc bộ. Dần dần nó trở thành những di tích, những điểm đặc biệt mà bất kỳ fan hâm mộ nào cũng muốn một lần được chứng kiến một lần trong đời.

Bức tượng Sir Alex Ferguson

Là huyền thoại vĩ đại nhất của đội chủ sân Old Trafford trong quãng thời gian gần nhất. Với 26 năm dẫn dắt và cống hiến cho câu lạc bộ, người đã mang lại những vinh quang mà gần như trên thế giới chỉ có 1 mình ông làm được điều đó.

Tượng của ông thầy lỗi lạc Sir Alex Ferguson
Tượng của ông thầy lỗi lạc Sir Alex Ferguson

Đó không ai khác chính là Sir Alex, người sẽ luôn được chào đón lẫn ca tụng về sự xuất sắc và những cống hiến của mình cho đội bóng. Chắc chắn rằng trong tương lai, không hẳn chỉ là lịch sử của câu lạc bộ mà đối với bóng đá thế giới thì cái tên này sẽ được nhắc tới rất lâu.

Và ban lãnh đạo của đội chủ sân Old Trafford cũng hiểu được điều đó. 23/11/2012, bức tượng cao 2,7m được làm bằng đồng của vị huấn luyện viên người Scotland này đã được dựng ở gần lối vào của khán đài mang chính tên ông.

Bức tượng United Trinity

Đây là bức tượng về bộ 3 cầu thủ của đội Old Trafford cũng là tài năng bậc nhất của bóng đá thời điểm đó. Những cái tên đó là George Best, Denis Law và Sir Bobby Charlton. Hình ảnh của bức tượng diễn tả cả 3 cầu thủ này khoác vai nhau và hướng về sân vận động Old Trafford. Như để diễn tả những mong muốn cháy bỏng của cả 3 cầu thủ này đối với câu lạc bộ chủ sân Old Trafford chạm tới những đỉnh cao của bóng đá.

Bộ ba vĩ đại của MU trong quá khứ
Bộ ba vĩ đại của MU trong quá khứ

Và cũng chính bộ 3 thiên tài bóng đá này đã giúp cho đội chủ sân Old Trafford trở thành nhà vô địch của giải đấu danh giá European Cup văm 1968 (Giải UEFA Champions League hiện nay). Và bức tượng này đã được dựng lên như một cách để ghi nhận bộ 3 cầu thủ này đã biến ước mong của bản thân cũng như của đội chủ sân Old Trafford thành sự thật.

Bức tượng Sir Matt Busby

Bức tượng này cũng là của một vị huấn luyện viên của đội bóng Manchester United. Đó cũng chính là một trong những vị huấn luyện viên có quãng thời gian gắn bó dài thứ 2 đối với đội bóng chủ sân Old Trafford.

Cũng là bức tượng của một vị HLV lỗi lạc của MU
Cũng là bức tượng của một vị HLV lỗi lạc của MU

Trong lịch sử của đội bóng, ông có công rất lớn để đặt nền móng thành công cho Quỷ đỏ. Chính vì thế mà ban lãnh đạo của đội bóng không thể không ghi nhận những công lao, cống hiến của ông mang lại.

Tại sao lại là “Nhà hát của những giấc mơ”?

Cái tên mỹ miều dành cho đội bóng này không phải là ngẫu nhiên Sir Alex đặt cho sân bóng Old Trafford. Nó có cả câu chuyện, cả những mất mát, lẫn vinh quang mà câu lạc bộ này đã đạt được trong quá khứ. Nó bao gồm giấc mơ đối với trái bóng tròn, cơn ác mộng mất và và khúc khải hoàn khi giấc mơ trở thành hiện thực.

"Nhà hát của những giấc mơ"
“Nhà hát của những giấc mơ”

Giấc mơ sân cỏ

Đó là thuở sơ khai của đội bóng Manchester United, khi này đội bóng này chưa được ra đời. Và khi đó thì các công nhân của các công ty đường sắt nước Anh là Lancashire và Yorkshire đã gặp nhau và thành lập nên một đội bóng để tham gia giải trí sau những giờ lao động vất vả. Tất nhiên là khoảng thời gian đầu thì rất khó khăn, bởi vì họ không thể duy trì một đội bóng với những đồng lương ít ỏi.

Tuy nhiên bằng tình yêu sân cỏ, bằng niềm đam mê của bản thân. Những con người đó vẫn quyết tâm duy trì và giữ lại đội bóng này cũng như tiếp tục phát triển để trở thành một đội bóng vĩ đại như ngày hôm nay.

Nỗi đau và cơn ác mộng

Với những người hâm mộ của đội chủ sân Old Trafford thì gần như ai cũng biết tới thảm họa Munich năm 1958 mà đội bóng này phải hứng chịu. Những mất mát về mặt con người gần như đã khiến cho câu lạc bộ này tưởng chừng phải gục ngã khi ấy.

Nhưng với tình yêu với trái bóng, với đội chủ sân Old Trafford. Những người còn sót lại khi đó, bao gồm Sir Bobby đã cố gắng viết tiếp giấc mơ của cả đội bóng.

Giấc mơ thành sự thật

Và những nỗ lực, những cố gắng, đam mê và quyết tâm đó thì Sir Bobby đã cùng với những người đồng đội đã hái được trái ngọt để đem về Old Trafford chỉ trong vòng 10 năm sau đó. Chức vô dịch các câu lạc bộ Châu Âu với một đội bóng như Manchester United khi đó là hết sức phi thường.

Và nhân chứng, cũng là người đã thực hiện những chiến tích ấy là Sir Bobby đã đặt cái tên cho Old Trafford là “Nhà hát của những giấc mơ”. Là niềm tự hào của tất cả người hâm mộ trên toàn thế giới.

Ước mơ của người hâm mộ

Man United là câu lạc bộ có lượng người hâm mộ nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Nên điều đó thì cũng có nghĩa là được đến sân vận động Old Trafford một lần của mỗi cổ động viên đều là giấc mơ.

Bởi tới đây không chỉ là được ngắm những kỳ quan hùng vĩ của sân bóng. Không chỉ là được tận mắt chứng kiến những cầu thủ. Mà là được tham quan, được cảm nhận một phần lịch sử của đội bóng. Cảm nhận những thăng trầm, những mất mát và vinh quang của đội chủ sân Old Trafford đã giành được trong quá khứ.

Xem thêm:

Sân vận động Olympic Tổ chim – niềm tự hào của người Trung Quốc

Leandro Trossard – Hành trình đến World Cup đầy khúc quanh và ngã rẽ

Sadio Mané – Tuổi thơ khốn khó đến cầu thủ top đầu thế giới