HAGL và di sản, tâm huyết của bầu Đức

hagl-6

HAGL là một đội bóng lâu đời nhất của V League. Tuy rằng trong những mùa giải gần đây, đội bóng phố núi không thường xuyên cạnh tranh chức vô địch trong những mùa giải qua. Thế nhưng với những gì đã làm được, những giá trị đem lại cho V League, cho nền bóng đá Việt Nam thì không thể phủ nhận công lao của ban lãnh đạo. Hay cụ thể hơn là sự tâm huyết của Đoàn Nguyên Đức.

Lịch sử câu lạc bộ HAGL

Là một đội bóng được thành lập vào năm 1976, và tiền thân của HAGL được biết đến với cái tên Gia Lai – Kon Tum. Và trong khoảng thời gian ban đầu, đây chỉ là một đội bóng nghiệp dư, thi đấu ở những giải hạng dưới của bóng đá Việt Nam.
Cho tới năm 1991, Gia Lai – Kon Tum được tách thành 2 tỉnh như hiện nay thì các cầu thủ của câu lạc bộ Gia Lai – Kon Tum đã chính thức trở về và tạo nên nòng cốt cho đội bóng chính với cái tên gọi là Đội bóng đá Gia Lai.

Từ một đội bóng vô danh, HAGL đã lên đỉnh của bóng đá Việt Nam chỉ sau 1 mùa giải
Từ một đội bóng vô danh, HAGL đã lên đỉnh của bóng đá Việt Nam chỉ sau 1 mùa giải

Tuy nhiên với chừng đó cũng không thể khiến tiếng tăm của câu lạc bộ này trở nên khấm khá hơn. Cũng như những thành tích đối với hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Đội bóng Gia Lai vẫn chơi ở những giải hạng dưới với thành tích không được tốt lắm. Lúc này có thể thấy đội bóng Gia Lai vẫn chỉ là đội bóng vô danh.

Thế nhưng mọi chuyện thay đổi khi Đoàn Nguyên Đức, hay còn gọi là bầu Đức đã chính thức tài trợ cho đội bóng này và tên gọi HAGL cũng bắt đầu từ năm 2001. Trong thời điểm bấy giờ thì bầu Đức đến với HAGL và tạo nên một cơn địa chấn với những đầu tư cho câu lạc bộ về nhân sự, về cơ sở vật chất. 

Thậm chí ngay sau đó thì bầu Đức đã đầu tư cho câu lạc bộ một bản hợp đồng được cho là bom tấn khi đó. Cầu thủ đang nổi danh nhất Đông Nam Á của xứ sở chùa vàng là Kiatisak đã đồng ý đến HAGL để chơi bóng. Trong thời điểm đó thông tin này như một trò đùa, bởi một cầu thủ đẳng cấp như Kiatisak khi đó không thể hi sinh để đến với một câu lạc bộ hạng 2 của bóng đá Việt Nam. Thế nhưng bầu Đức đã biến mọi chuyện thành sự thật. 

Đầu mùa giải 2002 thì Kiatisak đã cùng với một người đồng đội là Chukiat đầu quân cho HAGL. Tại HAGL thì Kiatisak đã chứng minh đẳng cấp của mình và chỉ mất 1 mùa giải thì HAGL giành quyền lên chơi tại sân chơi V League. Đó chính là một phần của câu lạc bộ phố núi này.

Những thành công ngay bước đầu

Có thể nói thời kỳ đó bóng đá Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Những câu lạc bộ còn thi đấu với nhau chưa có nhiều sự đầu tư lớn. Và khi xuất hiện, bầu Đức đã biến HAGL trở thành một đội bóng chuyên nghiệp với những đầu tư mạnh mẽ về nhân sự.

Ngay sau khi được chơi tại V League, bầu Đức đã mạnh tay để mang về những cầu thủ người Thái Lan, những trụ cột của đội tuyển Việt Nam để đến chơi cho câu lạc bộ là Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Phi Hùng, Lê Quốc Vượng, Nguyễn Văn Đàn; các tiền đạo Văn Sĩ Hùng, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Minh Hải, Ngô Quang Trường, Dusit Chalermsan, Chukiat Noosarung,… 

Kiatisak đặt nền móng vững chắc cho câu lạc bộ phố núi
Kiatisak đặt nền móng vững chắc cho câu lạc bộ phố núi

Những cái tên này đã giúp bầu Đức cùng với Hoàng Anh Gia Lai vô địch V League ngay mùa giải năm 2003. Và tiếp tục bảo vệ thành công chức vô địch vào năm 2004. 

Khi này thì HAGL đã trở thành một thế lực thật sự của V League với những nhân tố tài năng trong nước lẫn ngoài nước.
Thế nhưng những nhân tố ấy đã dần xuống phong độ vào những mùa giải tiếp theo. Và chức vô địch năm 2003, 2004 cũng chính là thành tích cao nhất của đội bóng này dành được cho tới thời điểm hiện nay. 

Tuy rằng những mùa giải sau đó, bầu Đức không dấu diếm mục đích đưa HAGL trở lại đỉnh cao của bóng đá Việt Nam một lần nữa. Với những mùa giải liên tục mang về những ngoại binh hoặc sử dụng những cầu thủ trẻ của chính lò đào tạo này. Hay thậm chí mời cả huyền thoại của câu lạc bộ là Kiatisak về dẫn dắt nhưng đều không thành công.

Lúc này thì HAGL của bầu Đức có thể nằm ngoài cuộc đua vô địch đối với những câu lạc bộ khác. Thế nhưng bầu Đức cũng như HAGL tìm được giá trị đích thực trong bóng đá khi xây dựng nên hệ thống đào tạo các cầu thủ trẻ.

Học viện bóng đá HAGL – Arsenal JMG

Năm 2007, HAGL đã chính thức trở thành một trong những đối tác với câu lạc bộ hàng đầu tại Ngoại Hạng Anh là Arsenal và thành lập nên học viện đào tạo trẻ HAGL – Arsenal JMG. Trong thời điểm đó thì bầu Đức đã quyết tâm đầu tư rất nhiều để dành cho đội bóng này. Và điều quan trọng nhất chính là để tạo nên cơ sở học viện bóng đá HAGL – Arsenal JMG, ngoài những đầu tư về vật chất, cơ sở hạ tầng thì bầu Đức đã dành khu đất 5 hecta gỗ cao su để xây dựng nên học viện này.

Học viên HAGL - Arsenal JMG khi đó đã đem lại trái ngọt cho bóng đá Việt Nam
Học viên HAGL – Arsenal JMG khi đó đã đem lại trái ngọt cho bóng đá Việt Nam

Đây cũng là học viên bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khi kết hợp với một câu lạc bộ bóng đá nước ngoài. Khi đó, các học viên được đào tạo tại HAGL sẽ có những buổi được đến câu lạc bộ để thực tập và huấn luyện.

Với quy trình bàn bản, các chuyên gia huấn luyện trên thế giới thì khi đó các học viên HAGL – Arsenal JMG trở thành một trong những niềm hi vọng của bóng đá Việt Nam trong tương lai.

Và kể từ khi bắt đầu đào tạo học viên thì lứa cầu thủ thành công đầu tiên của HAGL đã ra mắt và chơi cho chính đội bóng này. Sau đó thì khoảng đến những năm 2005, 2006 thì đã có những cầu thủ xuất sắc được gọi lên đội tuyển quốc gia. Trong đó có những cái tên nổi bật và vẫn đang là trụ cột của đội tuyển quốc gia hiện nay như Nguyên Công Phượng, Lương Xuân Trường, Nguyễn Phong Hồng Duy, Nguyễn Văn Toàn,… Và đó là niềm tự hào của câu lạc bộ HAGL cũng như đội tuyển Việt Nam.

Những thay đổi trong đào tạo học viên

HAGL là một trong những câu lạc bộ tiên phong trong lĩnh vực bóng đá. Và khi mà học viện bóng đá HAGL cũng thay đổi để có những phương pháp đào tạo hiệu quả hơn để tìm ra những tài năng của bóng đá Việt Nam.

Năm 2017, HAGL đã chính thức ngừng hợp tác trong đào tạo với câu lạc bộ Arsenal. Và từ thời điểm đó, logo của đội bóng Arsenal không còn xuất hiện trên trang phục thi đấu của HAGL. Cái tên học viện đào tạo HAGL – Arsenal JMG chỉ còn là HAGL JMG.

Tiếp theo trong năm 2021, câu lạc bộ HAGL cũng đã ngừng hợp tác đào tạo các học viên trẻ với JMG. Và chính thức HAGL sẽ chỉ đào tạo học viên theo phương pháp của câu lạc bộ.

Tuy nhiên việc đó cũng không phải là vấn đề với bầu Đức hay với câu lạc bộ HAGL. Bởi hơn ai hết, bầu Đức biết được quá trình đào tạo các học viên trẻ để trở thành những cầu thủ của câu lạc bộ, cầu thủ của đội tuyển quốc gia quan trọng như thế nào.

Vả lại, hiện nay tại học viện HAGL cũng có rất nhiều những chuyên gia hàng đầu về mọi khía cạnh, lĩnh vực trong bóng đá. Quá trình huấn luyện khi đã kết hợp, hợp tác với những chuyên gia khi còn làm việc cùng Arsenal sẽ giúp đỡ rất nhiều trong khoảng thời gian sau này.

Và tương lai những học viên của học viện HAGL vẫn rất rộng mở không chỉ tại câu lạc bộ mà với cả nền bóng đá Việt Nam.

Cái tâm của bầu Đức

Không thể phủ nhận bầu Đức là một người yêu bóng đá và yêu câu lạc bộ HAGL của mình. Điều đó được thể hiện trong cách huấn luyện, đào tạo những học viên cũng như các quản lý đội bóng của mình.

Với các học viên khi được đặt chân đến với học viên HAGL. Tất cả sẽ được trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt tại học viện này. Tất cả đều có lịch trình cụ thể đối với từng ngày. Từ việc học văn hóa, học kiến thức theo quy định đến việc luyện tập, rèn luyện.

Chân dung ông bầu luôn hết mình về câu lạc bộ của mình
Chân dung ông bầu luôn hết mình về câu lạc bộ của mình

Chắc hẳn mọi người đều chứng kiến những khoảnh khắc của đội tuyển Việt Nam thi đấu với các đội tuyển nước ngoài. Những cầu thủ như Công Phượng, Văn Toàn đã có những trao đổi với những trọng tài bằng tiếng Anh. Đó chính là nhờ vào quá trình rèn luyện tại học viện HAGL. Bởi trong khóa huấn luyện, các học viên ngoài việc rèn luyện bóng đá, thể chất, tất cả đều được đến trường để học văn hoá cùng với các ngôn ngữ nước ngoài bình thường.

Hay đối với câu lạc bộ bóng đá HAGL. Bầu Đức đã sẵn sàng tuyên bố, có thể bỏ mọi thứ, bỏ cả công việc kinh doanh hiện tại. Nhưng bầu Đức không thể bỏ bóng đá, không thể bỏ câu lạc bộ mà đã tâm huyết dốc sức lực, tiền bạc và cả tâm huyết của mình.

Rất nhiều những bản hợp đồng, rất nhiều những vị huấn luyện viên được mời đến làm việc, rất nhiều những cơ sở vật chất được xây dựng cho câu lạc bộ HAGL. Tất cả những điều đó cũng đủ nói lên cái “tâm” cũng như cái “tầm” của bầu Đức.

Không chỉ với HAGL

Hình ảnh bầu Đức xuất hiện trên khán đài theo dõi các trận bóng, bắt tay các cầu thủ của mình không phải là hiếm xuất hiện. Bởi bầu Đức luôn đặt kỳ vọng vào những thành tựu, những gì mà bản thân đã tạo ra.

Đó là với câu lạc bộ HAGL, nhưng mong muốn của bầu Đức không chỉ là đối với đội bóng của mình. Mong muốn của bầu Đức là cả nền bóng đá Việt Nam.

Không chỉ HAGL, nền bóng đá Việt Nam cần một lời cảm ơn đến bầu Đức
Không chỉ HAGL, nền bóng đá Việt Nam cần một lời cảm ơn đến bầu Đức

Việc xây dựng, thành lập học viện HAGL với mục đích là tìm kiếm những tài năng bóng đá Việt Nam. Và kết quả chắc hẳn ai cũng đã thấy, U23 tạo nên kỳ tích tại sân chơi cấp độ châu lục không thể thiếu được những cầu thủ trẻ của HAGL, hay chính xác hơn là của bầu Đức. Người đã đặt kỳ vọng rất nhiều vào những học viên của mình và đã được đền đáp trái ngọt.

Không chỉ vậy, khi vị huấn luyện viên Park Hang Seo còn dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Chính bầu Đức đã đầu tư, tài trợ cho liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF để thực hiện trả mức lương cho vị huấn luyện viên người Hàn Quốc với mức lương 20.000 USD 1 tháng.

Chỉ với những điều ấy có thể khẳng định niềm đam mê, tình yêu của bầu Đức với HAGL với môn thể thao vua và cả với nền bóng đá Việt Nam.

Xem thêm:

Dennis Bergkamp là ai – Cầu thủ được Arsenal dựng tượng

Thông tin Luis Diaz – Dấu chân “Bom tấn“ của Liverpool 

HLV Thomas Tuchel – Bật mí thú vị về thiên tài đa nhân cách