CLB Sài Gòn FC hành trình 6 năm chỉ còn kí ức

CLB Sài Gòn giờ chỉ còn là kỉ niệm với người hâm mộ

Vậy là hành trình của CLB Sài Gòn FC đã dừng lại, 6 năm không dài nhưng cũng không hề ngắn.

CLB Sài Gòn FC chỉ còn là kỉ niệm 

Thực tế CLB Sài Gòn FC từng hội tụ đầy đủ phẩm chất để trở thành một nhân tố thú vị của bóng đá Việt Nam nói chung và Sài thành nói riêng. Đội bóng này trái ngược với sự hào nhoáng của CLB Tp.HCM, vật lộn để tồn tại với túi tiền eo hẹp. Do đó CLB Sài Gòn FC như là đại diện cho lớp bình dân, những người tứ xứ tới Sài Gòn sinh sống làm ăn, gần gũi hơn, “đời” hơn và “bụi” hơn.

CLB Sài Gòn FC giờ chỉ còn là kỉ niệm với người hâm mộ
CLB Sài Gòn FC giờ chỉ còn là kỉ niệm với người hâm mộ

Sự xuống dốc và tan rã của CLB Sài Gòn FC tổng hòa từ rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu tới từ việc thượng tầng không ổn định. 6 năm tồn tại, đội bóng có tổng cộng…. 6 đời chủ tịch là: Nguyễn Giang Đông, Trần Tiến Đại, Dương Nghiệp Khôi, Vũ Tiến Thành, Trần Hòa Bình và Nguyễn Thái Phiên.

Trong đó, 3 bước ngoặt lớn nhất diễn ra ở giai đoạn 2020 – 2022 với 3 đời chủ tịch: Đầu tiên là việc hơn 20 cầu thủ cũ ra đi, không lâu sau đó là chiến lược “Nhật hóa” và cuối cùng là việc chuyển giao cho Novaland.

Ta không thể đánh giá bước ngoặt đầu tiên của CLB Sài Gòn FC là thành công hay thất bại. Bởi thời gian từ lúc ông Vũ Tiến Thành quyết định “thay máu” tới khi rời cương vị Chủ tịch đội bóng chỉ khoảng 5-6 tháng. Trong đó chỉ có vỏn vẹn 3 trận đấu tại V-League 2021.

Nhưng về cơ bản nó đã tác động mạnh tới phần nền của đội bóng khi nhiều “công thần” phải ra đi. Đồng nghĩa với việc đội bóng phải xây lại lực lượng và chiến thuật từ đầu dù chưa có đủ những nền tảng cơ bản về đào tạo trẻ. Do đó, đội bóng thiếu sức chống đỡ khi những sóng gió tiếp theo ập đến liên tục.

Chiến lược Nhật Hóa sai lầm

Tiếp đó, “Nhật hóa” rõ ràng là một chiến lược sai lầm về mặt chuyên môn. Có thể khi đó CLB Sài Gòn FC cần tiền vì thiệt hại nặng bởi Covid-19 nên đi theo chiến lược bắt tay với đối tác Nhật Bản, qua đó tranh thủ nguồn tài trợ từ nước ngoài. Có thể điều khoản tài trợ buộc họ sử dụng cầu thủ và chuyên gia Nhật Bản.

Chiến lược tạo nên sự khủng hoảng
Chiến lược tạo nên sự khủng hoảng

Nhưng họ phải giữ được điều cốt yếu rằng mình là đội bóng Việt Nam và đại diện cho Sài Gòn. Đáng tiếc thay, việc chuyển mình theo xu hướng ăn theo văn hóa Nhật Bản cùng thành tích đi xuống đã khiến CLB Sài Gòn FC tự đẩy mình ra xa người hâm mộ. Sự thật là mức độ quan tâm của người dân Tp.HCM tới CLB Sài Gòn giảm mạnh khi đội bóng này đi theo chiến lược “Nhật hóa” – và ta có thể thấy rõ điều đó trên khán đài các trận đấu.

Ông Bầu nửa vời của CLB 

Cú sốc thứ 3 – và có lẽ là cú sốc đắng nhất – chính là việc Novaland đến rồi… im lặng phủi tay ra đi, bỏ mặc đội bóng tự sinh tự diệt. Hôm nay nhìn lại. Ta mới thấy cảm thông cho trường hợp của GĐKT Lê Huỳnh Đức hay những người không chơi các trận cuối của CLB Sài Gòn FC.

Thật đáng buồn cho một tập thể
Thật đáng buồn cho một tập thể

Cơ bản chẳng ai có lòng dạ để làm việc khi tương lai của mình đi đâu về đâu cũng chẳng rõ, trong khi giới chủ đùng một cái lặn không sủi tăm. Họ phải lo cho bản thân, vì bản thân đang gánh vác trách nhiệm nuôi gia đình. Họ không sai, vì bản thân giới chủ đã sai với họ trước.

Chiến thắng trước Becamex Bình Dương ở trận đấu cuối cùng của V-League 2022 là vĩ thanh của CLB Sài Gòn. Nhưng nó cũng giống như con chim trong tiểu thuyết “tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Chiến thắng ấy – tiếng hót ấy – chỉ đến khi cái gai nhọn đã đâm sâu vào cơ thể. Khi đó, các cầu thủ đã chơi một trận vì đam mê trái bóng và tình cảm của những người đã tới sân Thống Nhất để giơ cao cờ hiệu của đội bóng lần cuối.

Matheus có thể không hiệu quả, nhưng tinh thần của anh vẫn được CĐV CLB Sài Gòn FC ghi nhận khi chiến đấu tới cùng dù là ngoại binh. Nguyễn Quốc Long, Cao Văn Triền không đá trận cuối, nhưng họ vẫn là những biểu tượng của CLB Sài Gòn vì đã cống hiến những năm tháng đẹp nhất cho đội bóng. Trên hết là Phạm Văn Phong – người xứng đáng được gọi là tượng đài của bóng đá Sài thành hiện tại dù tập thể CLB Sài Gòn FC tan rã sau mùa giải này.

Và dĩ nhiên ta cũng phải kể tới những người đã gắn bó với cái tên CLB Sài Gòn FC dù ngắn hay dài, thành công hay thất bại như HLV Phùng Thanh Phương, Vũ Tiến Thành, Hoàng Văn Phúc, Phan Văn Tài Em, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Đức Thắng. Những cầu thủ như Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Thanh Thụ, Lê Cao Hoài An, Huỳnh Tấn Tài, Nguyễn Hồng Sơn, Bùi Trần Vũ.

Lê Hoàng Thiên, Đỗ Merlo, Ahn Byung-Keon, Geovane, Pedro Paulo, Dominique Da Sylva… hay các thành viên khác của đội bóng như Tuấn Phong, Đường Hiếu, Thanh Anh, Nguyễn Quang….

Từ xưa đến nay, đất Sài Gòn vẫn luôn rộng lòng đón nhận tất cả, bất kể gốc gác quê quán là gì. Với bất kỳ ai, điều quan trọng nhất trong hành trình vẫn là nỗ lực bám trụ và khẳng định mình. Gốc gác nói chung chỉ là điểm khởi đầu, và đôi khi chúng ta không được quyền chọn lựa.

Hãy nhớ rằng Atletico Madrid khởi điểm là phân hiệu của CLB Athletic Bilbao tại thành phố Madrid, rốt cuộc họ vẫn vươn lên và trở thành trụ cột thứ 3 của LaLiga. Vậy cớ sao ta cứ phải bám lấy cái “gốc Sài Gòn” khi nói về một đội bóng?

Xem thêm một số bài viết liên quan:

“Nóng” HLV Lư Đình Tuấn là cái tên đầu tiên rời khỏi ghế nóng V league 2023

Vòng chung kết World Cup nữ 2023 – đâu là đội bóng mạnh nhất với Việt Nam

Nghịch lý Sài Gòn FC lại chọn sân nhà ở Lâm Đồng