Chắc hẳn trong số chúng ta sẽ vẫn còn nhớ tới cầu thủ Công Vinh, tiền đạo số 1 một thời của bóng đá Việt Nam.
Trong những năm qua mặc dù đã giải nghệ nhưng Công Vinh vẫn đang được nhắc nhiều đối với fan hâm mộ. Tất nhiên có những ý kiến trái chiều với một Công Vinh ngoài sân cỏ. Thế nhưng có một điều chắc chắn trong giới cầu thủ Việt Nam, hiếm có ai tạo được nhiều dấu ấn vươn lên khi còn đang thi đấu cũng như sau khi giải nghệ.
Lê Công Vinh chân dung một huyền thoại
Nhắc tới Công Vinh người ta đóng đinh trong đầu bàn thắng vàng mà anh ghi được trong trận chung kết lượt về AFF Cup năm 2008. Nhưng trước khi trở thành chủ nhân của khoảnh khắc lịch sử ấy, được công nhận như một người hùng đích thực của bóng đá Việt Nam. Tiền đạo sinh năm 1985 đã phải trải qua một hành trình đầy chông gai.
Trên thực tế CV9 đã luôn bị đánh giá thấp trong phần lớn quãng thời gian chơi bóng đỉnh cao. Anh luôn phải sống trong cãi rằng mình là một chân sút hàng đầu hay chỉ là một kẻ gặp thời phất lên nhờ may mắn.
Ngay từ khi trúng tuyển năng khiếu ở Nghệ An năm 14 tuổi, Vinh đã không được đánh giá quá cao. Anh xếp gần cuối trong danh sách 25 người được chọn cuối cùng. Có lẽ chẳng ai ngờ rằng tấm vé vote của tuyển trẻ Sông Lam Nghệ An lại là điểm bắt đầu của một huyền thoại. Câu chuyện sau đó như người ta vẫn nói là lịch sử. Lê Công Vinh là một thợ săn danh hiệu thực sự, một kỉ lục gia với nhiều thành tích vô tiền khoáng hậu tại Việt Nam.
Năm 2003 Công Vinh giành danh hiệu vua phá lưới U21 Quốc gia khi chưa tròn 18 tuổi. 19 tuổi được đầu quân cho đội 1 của CLB Sông Lam Nghệ An. Và anh cũng lập tức chinh phục nhưng mục tiêu sự nghiệp tiếp theo. Công Vinh ghi được 11 bàn thắng tại V league, đồng thời ẵm luôn danh hiệu vua phá lưới siêu cúp quốc gia với 5 pha lập công.
Ngay trong mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên, tiền đạo này giành 2 giải thưởng cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm và quả bóng vàng Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại anh cũng là người duy nhất được vinh danh ở 2 hạng mục này trong 1 mùa giải. Giành 2 giải quả bóng vàng liên tiếp năm 2006 và năm 2007.
Mối lương duyên với Sông Lam Nghệ An
Mối lương duyên giữa Sông Lam Nghệ An và Lê Công Vinh tạm thời gián đoạn năm 2008. Ngay sau khi chia tay CLB Xứ Nghệ, CV9 vẫn khó bỏ thói quen phá kỉ lục của mình. Thời điểm đó có nguồn tin CLB Hà Nội T&T đã bỏ ra 8 tỷ để có được cầu thủ này và 500 triệu đồng phí đào tạo cho CLB Sông Lam Nghệ An. Đó là một số tiền lớn chưa từng có trong tiền lệ của bóng đá Việt Nam lúc bấy giờ.
Tuy chỉ chơi cho Hà Nội T & T trong 3 mùa bóng nhưng anh cũng trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 mùa V league. Cầu thủ đầu tiên lập Poker tại V league với 4 bàn thắng trong 1 trận đấu. Bên cạnh đó anh cũng tạo được tiếng vang lớn khi CLB Lesoa của Bồ Đào Nha mượn trong vòng 1 năm. Công Vinh chính là cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng ở một giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu. Tại đây anh có 2 lần đá chính và để lại dấu ấn bằng 1 bàn thắng.
Năm 2013 Công Vinh lại tiếp tục trở thành tâm điểm khi ký kết hợp đồng với CLB Hà Nội ACB. Khi ấy báo chí cũng đồn thổi rằng, CV9 đã nhận được khoản lót tay lên tới 14 tỷ đồng để ký vào bản hợp đồng có thời hạn là 3 năm.
Sau đó Hà Nội ACB vướng lao lí, Công Vinh trở về đội bóng cũ là CLB Sông Lam Nghệ An.
Tại đây anh cũng lập kỉ lục khi ghi được bàn thắng thứ 100 tại Vleague trước khi giải nghệ vào năm 2006.
Mặc dù giải nghệ khá sớm nhưng Công Vinh vẫn mãi là tiền đạo hàng đầu của đội tuyển Việt Nam. Hình ảnh của anh vẫn in đậm trong tâm trí của nhiều người hâm mộ.
Nhiều tài nhưng cũng lắm tai tiếng
Mặc dù đã giải nghệ thế nhưng nhiều tai tiếng cũng bủa vây Công Vinh. Lê Công Vinh vướng nhiều câu chuyện bên lề không đáng có. Đặc biệt là trong câu chuyện từ thiện với Thủy Tiên, điều này khiến nhiều khán giả quay lưng lại với anh. Sỉ vả và bôi nhọ hình ảnh của vợ chồng Công Vinh Thủy Tiên.
Tuy nhiên thời gian đã chứng minh là họ đã làm đúng.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
“Nóng” HLV Lư Đình Tuấn là cái tên đầu tiên rời khỏi ghế nóng V league 2023
Vòng chung kết World Cup nữ 2023 – đâu là đội bóng mạnh nhất với Việt Nam