Sân vận động Thống Nhất, lịch sử và những thăng trầm

Sân vận động Thống Nhất, lịch sử và những thăng trầm

Sân vận động Thống Nhất nằm ở giữa thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố lớn tại Việt Nam. Nên sân vận động này cũng được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Thậm chí trong khoảng thời gian trước kia thì sân vận động này là sân nhà của 2 câu lạc bộ đều đang thi đấu tại giải đấu V League. Hay cũng là sân vận động được lựa chọn để tổ chức tham gia các giải đấu cấp quốc tế.

Lịch sử của sân vận động Thống Nhất

Việt Nam chúng ta là đất nước có muôn vàn những biến chuyển trong suốt lịch sử. Nhất là khu vực miền Nam, việc bị đô hộ cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của về tất cả những khía cạnh, mọi mặt trong đời sống. Trong đó có cả sân vận động Thống Nhất trong quá khứ.

Quá trình ra đời của sân vận động Thống Nhất

Sân vận động Thống Nhất có quãng thời gian được xây dựng khá sớm. Từ những năm 1929, khi này cơ quan chính quyền được gọi là Ủy hội Thành phố đã quyết định khởi công xây dựng sân vận động này. Thành phố lúc này cũng được gọi với cái tên khá lạ lẫm là thành phố Chợ Lớn.

Trước cái tên hiện nay thì sân vận động Thống Nhất đã trải qua rất nhiều cái tên khác nhau trong quá khứ
Trước cái tên hiện nay thì sân vận động Thống Nhất đã trải qua rất nhiều cái tên khác nhau trong quá khứ

Thế nhưng trong khoảng thời gian này thì sân vận động Thống Nhất cũng chưa phải là tên chính thức. Năm 1931 thì sân vận động chính thức được hoàn thành sau 2 năm được khởi công xây dựng, và tên đầu tiên của đội bóng này là sân vận động Renault.

Tất nhiên thì thời điểm đó thì tiền thân của sân vận động Thống Nhất không có những trang thiết bị, vật tư hiện đại. Chủ yếu khá thô sơ dựa vào những nguyên vật liệu sẵn có của ngày xưa. Thế nhưng các trận đấu tại được diễn ra tại sân vận động Thống Nhất diễn ra khá sôi nổi. Đây là nơi thường xuyên tổ chức những trận đấu của các đội bóng như Cảnh sát Chợ Lớn, Cảnh sát Sài Gòn, Ngôi sao Gia Định,… Hay thậm chí là cả những đội bóng của người Pháp tại Tp Hồ Chí Minh khi đó.

Thăng trầm và những thay đổi của sân vận động Thống Nhất

Trong thời điểm đã khánh thành nên sân vận động Thống Nhất khu vực miền Nam cũng vẫn đang chịu sự đô hộ của các nước khác. Nên việc phát triển bóng đá, thể dục thể thao cũng được ảnh hưởng rất lớn từ các nước phát triển này. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc là rất nhiều thay đổi đến với sân vận động Thống Nhất.

Khoảng thời gian này thì sân vận động Thống Nhất cũng có thời gian được gắn liền với cái tên là Vườn Hoa Thành Phố. Nhưng thời gian chính thức cũng khó xác định bởi không có ghi chép chính xác.

Năm 1959, sân vận động Thống Nhất đã được nâng cấp khá lớn, thậm chí là đạt tiêu chuẩn của một sân vận động theo tiêu chuẩn quốc tế. Sân vận động Thống Nhất lúc này đã được bổ sung nâng cấp hệ thống chiếu sáng, chỗ ngồi, khán đài, khi này sức chứa của sân lên tới 16.000 chỗ ngồi. Sau gần 1 năm cải tạo, vào năm 1960 thì sân vận động Thống Nhất chính thức được nâng cấp, cải tạo hoàn tất. Lúc này cũng đã đổi tên thành sân vận động Cộng Hòa.

Được thành lập khá lâu, nên sân vận động Thống Nhất đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong quá khứ
Được thành lập khá lâu, nên sân vận động Thống Nhất đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong quá khứ

Tiếp theo tới năm 1967 thì sân vận động Thống Nhất lại một lần nữa được cải tạo, nâng cấp. Bởi trong khoảng thời gian này thì sân vận động là nơi được diễn ra rất nhiều các giải đấu trong khu vực cũng như tiếp đón nhiều câu lạc bộ đến từ khắp nơi trên thế giới.

Tới năm 1975, sau rất nhiều thay đổi theo diễn biến lịch sử thì cái tên sân vận động Thống Nhất chính thức được gắn liền với sân vận động này cho tới hiện nay.

Năm 2002, để chuẩn bị cho kỳ Seagame đầu tiên được đăng cai tại Việt Nam, sân vận động Thống Nhất cũng được tư dưỡng, sửa chữa để tổ chức một số trận đấu của bộ môn bóng đá tại giải thể thao Seagame 2023. Sân vận động Thống Nhất cũng được coi là sân nhà của đội tuyển Việt Nam cùng với sân Hàng Đẫy khi đó.

Tới năm 2017 thì sân vận động Thống Nhất lại được triển khai để nâng cấp, cải tạo theo định kỳ. Khi đó sức chứa của sân vận động là 19.450 người. Nhưng sau cải tạo thì sức chứa của sân vận động thống Nhất hiện nay là còn khoảng 15.000 người.

Sân vận động đa năng

Có thể vì một ưu điểm là sân vận động Thống Nhất được tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn của nước nhà. Nên sân vận động này trong quá khứ có rất nhiều câu lạc bộ, lẫn các đội tuyển thuê làm sân nhà. Hay thậm chí đối với những trận đấu quốc tế của đội tuyển quốc gia thì được coi như là sân nhà.

Thành Phố Hồ Chí Minh trước đây là nơi có rất nhiều câu lạc bộ bóng đá được thành lập, sinh ra. Và những câu lạc bộ này đều chọn sân vận động Thống Nhất là sân nhà của đội bóng. Thế nhưng những đội bóng này trong quá khứ hoặc mới thành lập thì không duy trì được, đều đã giải thể. Có thể kể tới một vài cái tên như câu lạc bộ Công an Thành Phố Hồ Chí Minh, Ngân Hàng Đông Á, câu lạc bộ Hải Quan, Xuân Thành Sài Gòn,…

Sân vận động Thống Nhất được phục vụ rất nhiều những câu lạc bộ và các trận đấu khác nhau
Sân vận động Thống Nhất được phục vụ rất nhiều những câu lạc bộ và các trận đấu khác nhau

Những mùa giải gần đây thì sân vận động Thống Nhất cũng được coi là sân nhà của 2 câu lạc bộ là câu lạc bộ Sài Gòn và câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng đầu mùa giải năm nay, câu lạc bộ Sài Gòn đã chính thức giải thể.

Ngoài ra thì sân vận động Thống Nhất còn là sân chủ nhà của các câu lạc bộ như Hoàng Anh Gia Lai hay Viettel tại sân chơi AFC Champions. Bởi tại sân vận động này đủ đảm bảo theo yêu cầu quy định của giải đấu đưa ra.

Ngay cả đội tuyển quốc gia Việt Nam cũng thường xuyên chọn sân vận động Thống Nhất là sân chủ nhà trong một số trận đấu thuộc cấp độ quốc tế theo lựa chọn của ban tổ chức. Ngoài ra thì sân vận động Thống Nhất chính là sân nhà của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam.

Những kỷ niệm tại sân vận động Thống Nhất

Là một trong những sân bóng có tuổi đời lâu nhất tại Việt Nam, sân vận động Thống Nhất là nơi được chọn để diễn ra nhiều trận cầu, những giải đấu trong lịch sử nền thể thao Việt Nam. Từ những thành tích, những kỷ niệm vui và cả những kỷ niệm buồn không đáng nhắc tới.

Sân vận động Thống Nhất trong quá khứ được coi là sân vận động có sức chứa lớn nhất Việt Nam với sức chứa lên tới 18.000 (tính theo số tối đa). Cho tới khi sân vận động Mỹ Đình được khánh thành vào năm 2003 với sức chứa lên tới 40.000 người. Nên trong quá khứ nghiễm nhiên sân vận động Thống Nhất được coi như trung tâm thể thao của nền bóng đá Việt Nam.

Trước đó đã từng là nơi tổ chức các giải đấu như giải vô địch bóng đá trẻ Châu Á năm 1964 hay giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Và tất nhiên thì sân vận động Thống Nhất cũng là nơi đã ghi nhận những thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam.

Nhưng cũng có những kỷ niệm buồn không đáng nhắc tới tại sân vận động Thống Nhất. Vào năm 2005 khi được chọn là địa điểm để tổ chức giải thể thao toàn quốc năm 2006 thì đã có kế hoạch để sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên chất lượng cải tạo, nâng cấp của sân vận động không được đảm bảo. Thậm chí những thông tin ấy còn để lại những điều tiếng xấu cho tới hiện nay.

Nhưng trong tương lai, với vị trí thuận lợi, đắc địa cùng với phục vụ cho nhiều đội tuyển, nhiều câu lạc bộ khác nhau, chắc chắn ban quản lý của sân vận động Thống Nhất sẽ triển khai nâng cấp, cải tạo để xứng tầm với nền thể thao quốc gia.

Xem thêm:

Lê Huỳnh Đức – huyền thoại tài hoa của bóng đá Việt Nam

Sân vận động Tottenham Hotspur, công trình tỷ bảng Anh

Hlv U23 Việt Nam và kỳ vọng của người hâm mộ